Private
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Những già làng biết nói điều hay, làm việc tốt

Go down

Những già làng biết nói điều hay, làm việc tốt Empty Những già làng biết nói điều hay, làm việc tốt

Bài gửi by Già làng Sat Jan 28, 2012 1:29 pm

Ở các buôn, làng tỉnh Đắk Nông, vai trò của già làng thể hiện rõ nét nhất trong việc động viên bà con cùng tham gia xây dựng, thực hiện các hương ước, quy ước. Già làng phối hợp với trưởng thôn, bon vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, ...
Tỉnh Đắk Nông hiện có 128 buôn, bon với khoảng 130 nghìn người là đồng bào các dân tộc thiểu số, chiếm đến 34,5% dân số toàn tỉnh. Theo đồng bào các dân tộc M’Nông, Mạ, Ê đê ở Đắk Nông thì già làng thường là những người cao tuổi, am hiểu tập tục trong cùng một bon làng; người có công đặt nền móng trong việc hình thành bon làng; có uy tín, được nhân dân kính trọng, tôn sùng một cách tự nhiên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Thông thường, hoạt động của già làng chủ yếu tập trung vào giáo dục con cháu, vận động bà con giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, hoà giải các vụ mâu thuẫn trong nội bộ dòng tộc hoặc trong bon làng trên cơ sở tập tục; trực tiếp hoà giải mâu thuẫn các vi phạm phong tục, tập quán trên cơ sở các quy định bất thành văn; vận động nhân dân đoàn kết, thực hiện không thả rông gia súc, không phóng uế bừa bãi, chủ trì điều hành các lễ hội, cúng bái của bon làng; khi chính quyền tổ chức họp dân, già làng tích cực tham gia ý kiến xây dựng; đại diện cho dòng tộc hoặc dân làng trong quan hệ, giao dịch với bên ngoài.

Những già làng biết nói điều hay, làm việc tốt Mmht2310
Nữ già làng người dân tộc M'nông Thi K'lut (buôn Bu Prang, xã Dak N'rung, huyện Daksong - tỉnh Đắc Nông) biểu diễn điệu múa độc đáo của dân tộc mình. (Ảnh ITN)

Trong hoạt động, già làng thể hiện vai trò thủ lĩnh, người quyết định việc thực hiện lễ hội, ma chay, cưới hỏi cũng như các quy ước của bon làng. Sự kính trọng, tôn sùng của dân làng đối với già làng từ kết quả mang tính thuyết phục. Trong nhiều trường hợp, nếu có sự đồng ý của già làng thì việc tổ chức, quản lí của chính quyền cơ sở đạt kết quả cao. Trong công tác dân vận, vai trò của già làng hết sức quan trọng, là đầu mối trực tiếp của Đảng bộ, chính quyền đối với bà con; cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, làm cho người dân hiểu và làm theo.

Ở các bon, làng tỉnh Đắk Nông, vai trò của già làng thể hiện rõ nét nhất trong việc động viên bà con cùng tham gia xây dựng, thực hiện các hương ước, quy ước. Già làng phối hợp với trưởng thôn, bon vận động nhân dân đóng góp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, đặc biệt là hoà giải mâu thuẫn, tập hợp đoàn kết, thực hiện các phong trào do chính quyền, các đoàn thể... phát động như: Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống, góp phần cải thiện môi trường văn hoá, giáo dục, làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, cộng đồng và từng gia đình. Nhờ đó, việc tang, cưới xin, lễ hội dần dần theo nếp sống mới, trở thành chỉ tiêu thi đua của mỗi bon, làng, góp phần đẩy lùi tệ nạn mê tín dị đoan, các tập tục lạc hậu, xây dựng và thực hiện những tập quán dùng nước sạch, khi ốm đau đến khám, chữa bệnh tại các trạm y tế xã, bệnh viện...

Ở Đắk Nông, các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể từ xã, thị trấn đến thôn, buôn, bon phối hợp tốt với già làng tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học-kĩ thuật vào sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình. Điển hình là già làng Y Mớt ở bon Đắk Blao, thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’lấp, đã vào tuổi “xưa nay hiếm”, nhưng ông luôn cùng các đồng chí trong chi bộ, ban tự quản đứng ra gánh vác công việc của bon. Những năm gần đây, các thế lực thù địch thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”. Chúng xúi giục, dụ dỗ, kích động một số bà con nhẹ dạ, cả tin gây mất an ninh trật tự, vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia... Trước tình hình đó, già làng Y Mớt hằng ngày trực tiếp cùng các đảng viên, hội viên về tận các gia đình trong bon giải thích cho bà con hiểu âm mưu, thủ đoạn phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch. Nhờ đó, bà con trong bon giữ vững tình đoàn kết, yên tâm lao động sản xuất. Già làng Y Mớt tâm sự: “Ngày nào còn sống, còn sức là già còn chăm lo cuộc sống cho bon làng, bởi bà con trông cậy, nếu mình không làm, không nói thì bà con đâu có hiểu”.

Ông Điểu Đốp, dân tộc M’Nông, sinh sống tại bon Bu Nơr, xã Quảng Tâm, huyện Tuy Đức không quản khó khăn, gian khổ ngày đêm bám sát cơ sở, các điểm sinh hoạt tôn giáo, các “điểm nóng” để kịp thời báo cáo, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền biết tình hình, vận động và tuyên truyền cho bà con biết việc biểu tình, bạo loạn, vượt biên là hành vi vi phạm pháp luật. Cái gọi là “nhà nước Đề-ga” thực chất là trò bịp bợm của những kẻ phản động, đi ngược với lợi ích dân tộc, lợi ích của đồng bào; làm tổn hại đến tình đoàn kết, chống phá công cuộc đổi mới.

Còn đối với già làng Điểu Hú ở bon Busêrê 1, xã Đắk Ru (huyện Đắk R’lấp), gần 80 tuổi, hằng ngày thường tìm đến những gia đình sinh con đông, nghèo khổ, vợ chồng không hòa thuận để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng rồi tìm lời lẽ khuyên can thích hợp. Những hộ gia đình như: Điểu Đủ, Thị Phel, Điểu Phirl... đã thực hiện kế hoạch hoá gia đình, vợ chồng tìm được tiếng nói chung, chăm chỉ làm ăn, nuôi dạy con cái chăm ngoan, học giỏi. Để bon làng trong ấm ngoài êm, cái đói, bệnh tật không còn xảy ra, già làng Điểu Hú thường xuyên nhắc nhở bà con giữ vệ sinh ăn uống, sinh hoạt, chịu khó làm ăn, đùm bọc yêu thương lẫn nhau. Chị Thị An ở bon Busêrê 1 kể: “Nhà tôi nghèo, năm trước chồng và con bị bệnh hiểm nghèo đã mất. Giữa lúc gia cảnh éo le, già làng Điểu Hú vận động bà con quyên góp lưng cơm, chén gạo cưu mang, động viên cố gắng vượt qua. Tôi thực sự biết ơn già làng nhiều lắm. Bây giờ mỗi khi gia đình có việc gì, tôi đều đến nhờ già làng Điểu Hú chỉ bảo”.

Trong thời gian qua, già làng ở các buôn, bon của tỉnh Đắk Nông cũng đã đưa ra kiểm điểm trước bon làng một số thanh niên nhẹ dạ, cả tin, nghe theo lời xúi giục, kích động của kẻ xấu, gây mất an ninh trật tự, vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia trở về. Với sự phân tích sâu sắc, thấu tình đạt lí của các già làng, dựa trên cơ sở tập tục và pháp luật, những thanh niên lầm đường lạc lối đã nhận ra khuyết điểm của mình, ăn năn hối cải, hứa trước già làng và bà con trong bon làng sẽ không tái phạm, tập trung làm ăn, xoá đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.

Nguyễn Công Lý
Già làng
Già làng

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 28/01/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết