Private
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Chuyện quỷ quái trong thánh địa 'quan Lang'

Go down

Chuyện quỷ quái trong thánh địa 'quan Lang' Empty Chuyện quỷ quái trong thánh địa 'quan Lang'

Bài gửi by Quỉ quái Sun Feb 05, 2012 8:11 am

(Tin tuc) - Màu sắc huyền bí và u ám đã bao phủ khu thánh địa này. Câu chuyện ma trêu người vẫn còn tiếp diễn với những người ở đây.

Suốt 400 năm qua, "Thánh địa" của nhà Lang mường Động vẫn là tâm điểm mang màu sắc kỳ bí. Năm 1974, Viện Khảo cổ đã khảo sát, nghiên cứu khu mộ cổ Đống Thếch và ghi nhận khu mộ cổ này gần như còn nguyên vẹn, gồm hơn 100 ngôi mộ và hàng ngàn phiến đá xanh có khắc chữ.
10 năm sau, khi hầu hết các "ngôi nhà" độc đáo của quan Lang xưa bị bọn "mộ tặc" sới tung để tìm cổ vật thì việc khai quật mới được tiến hành.

Chuyện quỷ quái trong thánh địa 'quan Lang' 1274348316-thanh-dia-1
Hiện vật được phát hiện dưới mộ quan Lang.
Tuy số lượng mộ và cổ vật còn lại không nhiều nhưng cũng là chìa khoá để giải mã những bí ẩn, cho dù còn rất nhiều điều mãi mãi bị chôn vùi theo những cổ vật bị đánh cắp.

Mộ quan Lang không có hài cốt?

Trở lại những câu chuyện kỳ bí theo lời kể của người dân Vĩnh Đồng: Sở dĩ dòng họ Đinh mường Động đã xây dựng nghĩa địa đá độc đáo này là vì muốn con cháu đời sau không quên công đức các vị danh tiếng trong họ và muốn tên tuổi của các vị sẽ trường tồn cùng tuế nguyệt.
Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ sinh năm 1592, mất giờ sửu, ngày 13 tháng 10 năm Đinh Hợi (1647). Đến ngày 22 tháng 2 năm Canh Dần (1650) được đưa về chôn trên khu núi rồng chầu bằng 15 xe tang, 7 con voi, 5 con ngựa... Từ chi tiết đám tang có voi, có ngựa, người ta thêu dệt lên những câu chuyện ly kỳ, huyền bí nhưng có sức lan toả rất nhanh, khiến biết bao người tò mò luôn phải sống trong nỗi sợ hãi.

Chuyện kể rằng, những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, có một đoàn người đi ngựa qua khu Đống Thếch và nghỉ đêm bên những cột đá im lìm. Sáng sớm hôm sau, cả đoàn người biến mất, chỉ còn ngựa, áo mũ và những bao hành lý ngổn ngang bên khu mộ Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ.
Người ta đồn, đoàn người ấy đã bị các quan Lang kéo xuống lòng đất rồi. Nhưng sự thật đã được sáng tỏ, khi một số thanh niên gần đó đánh liều vào xem thì phát hiện trong những bao hành lý để lại toàn là dụng cụ đào bới. Hoá ra đoàn người đó chính là bọn "mộ tặc".

Theo tìm hiểu của thầy giáo Mường trẻ tuổi Bùi Ngọc Huy, xứ Mường xưa có phong tục chia của cho người chết. Bởi họ quan niệm khi về mường Ma, người chết cũng có cuộc sống như ở nơi trần thế. Hiện vật được chia và chôn theo (gọi là đồ tuỳ táng) nhiều hay ít tuỳ thuộc vào điều kiện nhà giàu, trung bình hay khó khăn.

Đề đốc Uy lộc hầu Đinh Công Kỷ với chức tước và uy tín như vậy, chắc chắn số lượng hiện vật được chôn theo không nhỏ. Nhiều kẻ tham lam đã bám vào suy đoán này rắp tâm đào bới khu mộ để tìm cổ vật trong nhiều năm liền, khiến khu mộ cổ tan hoang và nhiều hiện vật quý bị mất đi, vỡ nát.

Mặc dù khảo sát từ năm 1974, nhưng mãi đến năm 1984, Sở Văn hoá thông tin (cũ) của tỉnh Hoà Bình mới phối hợp với Viện Khảo cổ, Bảo tàng lịch sử Việt Nam tiến hành khai quật nốt những ngôi mộ còn lại mà do quá phức tạp bọn mộ tặc chưa đào phá được. Lúc ấy, cả xóm Chiềng chứng kiến quần thể rừng mộ đá giống như... công trường khai thác đá quý.

Ngoài các chuyên gia khảo cổ, xung quanh còn có hàng trăm người, kể cả người địa phương khác đến đào bới để mót cổ vật. Nhiều dấu tích cổ vật đã được phát hiện. Ngoài bộ sưu tập cổ vật của nhiều triều đại Việt Nam, còn có cả những đồ gốm sứ của Trung Quốc, Nhật Bản thế kỷ XVII rất tinh xảo.

Các tay buôn biết thông tin về những cổ vật quý đã không bỏ lỡ cơ hội tìm đến khu mộ và lén lút mua được nhiều cổ vật ngay tại chỗ. Nhiều người dân quanh vùng chứng kiến quá trình khai quật khu mộ cổ muốn nhìn tận mắt bộ áo quan và hài cốt của các quan Lang xưa, nhưng thật lạ là dưới nhiều ngôi mộ không hề có quan tài hay hài cốt.

Một người chết được chôn hai lần

Chúng tôi mang những thắc mắc trên đến Sở Thông tin và Truyền thông cũng như Bảo tàng Hoà Bình và được biết, kết quả khai quật cho thấy tại khu Đống Thếch có hai nhóm mộ, được các nhà khoa học chia thành khu A và khu B.

Nhóm mộ khu B với địa thế cao, nằm cách nhóm mộ khu A chừng 200m về phía tây nam. Hòn mồ ở khu B hầu như đều được lấp kín dưới đất, thỉnh thoảng mới có hòn nhô lên mặt đất khoảng 20- 30cm và ít bị mộ tặc xâm phạm. Khu B có dấu vết quan tài và hài cốt của chủ nhân ngôi mộ.
Đồ gốm sứ được phát hiện là gốm sứ trong nước. Ngược lại, khu A với địa thế thấp hơn, có các hòn mồ nổi lên trên mặt đất. Đồ gốm sứ chôn theo là gốm sứ nước ngoài. ở nhóm mộ này hoàn toàn không thấy dấu vết của quan tài.

Chuyện quỷ quái trong thánh địa 'quan Lang' 1274348316-thanh-dia-2
Những hòn mồ còn lại như thế này không nhiều.
Theo đánh giá của các nhà khoa học, có thể hai nhóm mộ có mối liên hệ mật thiết với nhau và tồn tại trong cùng thời gian, bởi kết quả khai quật đã cho thấy cả hai nhóm đồng nhất về phong cách táng tục, hiện vật tuỳ táng. Hơn nữa, người Mường xưa tiến hành nghi lễ tang ma theo hai giai đoạn.

Người chết được quàn xác tại nhà từ 3 đến 5 năm, sau đó mới đưa ra huyệt an táng. Điều đó được khẳng định tại các phiến đá có khắc chữ Hán. Tại hòn số 1 được dịch: "ông Đinh Công Kỷ, tước Uy lộc hầu thổ tù kiêm cai quản xã Vĩnh Đồng, được ban cai quản xã Nật Sơn và các thôn ấm, Ná, Lãng, Sào, Hạ Bì sinh giờ tỵ, ngày 26 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (1592). Bố là Đinh Văn Cương lấy mẹ là người thôn Vụ, xã Nật Sơn. ông tổ bên ngoại không có con trai.

Con gái là Bạch Thị Thiều sinh được bốn con, hai trai, hai gái, con cháu được nối tiếp nhau thờ cúng, kế nghiệp cơ đồ mãi mãi. ông là trưởng nam, được hưởng quyền tập phong (có đức) vỗ về, phủ dụ tập hợp (được dân).
Đến ngày 13 tháng 10 năm Đinh Hợi (1647) mất vào giờ sửu, được quàn tại nhà cúng tế. ông được ban tặng Chưởng vệ sự Đề đốc Uy quận công. Đến ngày 22 tháng 2 năm Canh Dần (1650) có 15 xe tang, 7 voi, 5 ngựa cùng 20 hình nhân theo về núi, an huyệt vào giờ mùi. Đến ngày 30 thì xong việc chôn cất".

Như vậy, một người chết được mai táng hai lần đã thực tế diễn ra trong nhà Lang. Một mộ táng phần hồn sau khi chết và một mộ táng phần xác sau thời gian được quàn xác tại nhà. Các nhà khoa học cũng đưa ra giả định nhà Lang làm mộ giả để tránh bị xâm phạm theo cách làm của triều đình phong kiến và giới quý tộc miền xuôi lúc bấy giờ.

Đống Thếch không chỉ của quan Lang

Mặc dù nhiều hiện vật đã bị lấy trộm, rơi vào tay các nhà sưu tầm đồ cổ, thậm chí bị tuồn ra nước ngoài với giá trị lớn, nhưng những hiện vật còn lại được phát hiện trong các nhóm mộ cũng rất phong phú. Hiện vật được đặt trong quan tài, trong lớp than và kể cả ở lớp đất lấp mộ.
Quan tài được làm bằng thân cây lớn khoét rỗng. Đồ gốm sứ mang nhiều dáng vẻ đặc trưng kỹ thuật của nhiều thời đại khác nhau, có cả thời Lý, Trần, Lê và Trung Quốc, Nhật Bản. Gốm sứ thời Lê có số lượng nhiều nhất với nhiều loại hình, văn hoa đa dạng. Bên cạnh đồ gốm sứ hầu hết các mộ đều có tiền đồng.

Các đồng tiền được chôn theo chủ yếu là tiền nước ngoài (Trung Quốc) ở nhiều niên đại. Điều này, ngoài ý nghĩa riêng về phong tục còn phần nào phản ánh hoạt động kinh tế của xứ Mường lúc đó. Các hiện vật được làm bằng bạc, chủ yếu là đồ trang sức với kỹ thuật trang trí đẹp cũng đã phản ánh yếu tố thẩm mỹ của giới quý tộc nhà Lang.

Đồ tuỳ táng tại các ngôi mộ đã phản ánh tương đối tổng quát về đời sống vật chất, tinh thần, ý thức, phong tục, quan niệm của dân tộc Mường. Kết quả đó cũng giải đáp sự thắc mắc của bao thế hệ rằng không chỉ quan Lang mới được chôn cất tại Đống Thếch, mà còn có cả dân thường. Với tầng lớp quan Lang, dưới đáy huyệt mộ bao giờ cũng lót một lớp lon sành.

Còn rất nhiều bí mật xung quanh Thánh địa của nhà Lang chưa thể khám phá hết ra được hoặc mãi mãi bị chôn vùi cùng những cổ vật bị đánh cắp, nhưng những hiện vật được phát hiện tại Đống Thếch đã trở thành tư liệu quý phần nào giúp chúng ta biết được chức tước của quan Lang thổ tù, chế độ cha truyền con nối, những đóng góp của chủ nhân ngôi mộ, phong tục, quan niệm và một thời phồn vinh cực thịnh của Mường Động khi xưa.

Để lưu giữ lại dù chỉ là hình ảnh của rừng mộ đá bí hiểm, năm 1996, Bảo tàng tỉnh Hoà Bình đã tiến hành nghiên cứu lập hồ sơ khoa học cho di tích này. Năm 1997 di tích đã được Bộ Văn hoá Thông tin (cũ) xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Đến năm 2001 bằng nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia, Bảo tàng Hoà Bình đã tiến hành tôn tạo khu mộ cổ, đặc biệt là sưu tầm lại các hòn mồ và phục đắp lại một số ngôi mộ. Giờ đây, từ cõi tan hoang, khu mộ đã được trở về với phần nào diện mạo của Đống Thếch ban đầu để những linh hồn họ Đinh Mường Động được yên nghỉ.

Bảo tàng Hoà Bình cũng đang chuẩn bị dự án tôn tạo tiếp cho khu mộ này với nhiều hạng mục, trong đó sẽ nhanh chóng tìm về những hòn mồ bị thất lạc từ nhiều năm qua.
Quỉ quái
Quỉ quái

Tổng số bài gửi : 1
Join date : 05/02/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết